Chia Sẻ Cách Dùng 5 Tính Năng Của Công Cụ Screaming Frog

Screaming Frog

Để cải thiện một website, việc SEOer cần làm là phân tích và đánh giá xem trang web đó có chuẩn SEO hay không. Với công cụ Screaming Frog SEO Spider bạn có thể biết những việc mình cần phải làm là gì?. Tool này sẽ cho người dùng biết thông số tìm kiếm về website hiện có tốt hay không.

Screaming Frog là gì?

Đây được hiểu là một công cụ hỗ trợ SEOer trong việc thống kê báo cáo số lượng cũng như chất lượng của website. Cụ thể như: External link, Anchor Text, hình ảnh, mã nguồn,…

Screaming Frog được cộng đồng người quản trị web đánh giá rất cao về mức độ tiện lợi cũng như đa dạng dữ liệu của mình. Chắc chắn khi nắm bắt được kiến thức cơ bản về tool này, công việc SEO của các bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

URLs – Check và rà soát cấu trúc trang đích URL 

Nếu muốn giúp cho trang web dễ dàng thu thập dữ liệu và người dùng hài lòng hơn, bắt buộc các bạn phải check cấu trúc hiển thị hiện tại của trang đích URL. Chuyển đến tab “URL” trên phần mềm tiện ích Screaming Frog (https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/) để xem danh sách tất cả URL của web. Sẽ rất khó cho người quản trị web thu thập hệ thống cơ sở dữ liệu và xếp hạng web SERPs trong bảng kết quả tìm kiếm nếu như một trang đích URL có chứa ký tự và những tham số không đúng quy định. Bởi khi xuất hiện một vài URL khó hiểu thì khách hàng sẽ có trải nghiệm không tốt và không muốn ở lại website của bạn. Khi kiểm tra, hãy chắc chắn yếu tố được đề cập sau đây:

  • URL của web không được phép chứa bất kỳ kí tự đặc biệt nào.
  • Chỉ có duy nhất một URL tồn tại, không có phiên bản thứ 2.
  • URL trang đích nên bao gồm đúng hoàn toàn số lượng ký tự yêu cầu.

Để tránh đem lại trải nghiệm không được tốt, chúng ta cũng nên quan tâm hơn tới mã phản hồi Respond được cung cấp trong công cụ Screaming Frog nhé.

URLs – Check cấu trúc trang đích URL 
URLs – Check cấu trúc trang đích URL

Meta description – Check thẻ mô tả nội dung 

Cũng giống với phần URL trang đích, chúng ta cần check lại phần nội dung mô tả của website được truy vấn. Lúc này người dùng hãy lựa chọn click vào mục “Meta Description” nhé. Phần mềm Screaming Frog sẽ giúp bạn check lại những yếu tố chưa chuẩn trong thẻ mô tả trang cụ thể bên dưới:

  • Missing: Đây có nghĩa là trang đang bị thiếu thẻ mô tả nội dung.
  • Below 70 characters: Thẻ mô tả cũng được đánh giá ngắn hơn so với yêu cầu.
  • Over 1016 Pixels: Cần rút bớt ký tự thẻ mô tả, đang bị dài.
  • Below 400 Pixels: Cần bổ sung thêm nội dung cho thẻ mô tả, đang quá ngắn.
  • Multiple: Page dược truy vấn hiện đang có số lượng nhiều hơn 1 thẻ mô tả.
  • Duplicate: Thẻ mô tả hiện bị trùng với bên khác.
  • Over 155 characters: Thẻ mô tả đang bị quá dài.

Người dùng nên check lại thẻ mô tả của trang và cam kết rằng tất cả đã được tối ưu hóa triệt để. Cách thức xử lý sẽ được áp dụng giống với bên trên từ những lỗi cơ bản. Cần lưu ý mỗi thẻ meta trang sẽ có tối đa khoảng trung bình 160 ký tự.

Heading 1 – Kiểm tra số lượng ký tự thẻ H

Tại nội dung này, thẻ tiêu đề heading 1 của tool Screaming Frog sẽ giúp chúng ta hiểu rõ được tất cả số lượng của thẻ H1 trên trang web được truy vấn. Những nội dung được phần mềm này mang đến cho người dùng về thẻ title 1 trên trang web như sau:

  • Missing: Một số trang trên website của bạn đang thiếu thẻ H1.
  • Over 70 cks: Đây là số lượng pages có rất nhiều thẻ H1 mang ký tự có độ dài hơn 70.
  • Multiple: Các pages có số lượng nhiều hơn 1 thẻ Heading 1.
  • Duplicate: Danh sách những trang có những thẻ H1 giống nhau.

Đến lúc các bạn đã có cho mình lượng kiến thức về thẻ tiêu đề Heading 1 trên trang web của mình, thì khi đó hãy chỉnh sửa thẻ heading để hoàn thiện hơn:

  • Chỉ có 1 thẻ heading trên tổng số trang.
  • Thẻ title H1 cũng được hiểu là thẻ mô tả nội dung của trang luôn.
  • Thẻ tiêu đề nên có từ khóa trong đó thì thực hiện SEO sẽ tốt hơn.
  • Tất cả các page trên web đều phải có thẻ tiêu đề Heading 1.
  • Toàn bộ thẻ tiêu đề heading 1 này sẽ có độ dài chuẩn yêu cầu từ con số 20 đến 70 ký tự.
  • Cam kết tất cả tiêu đề Heading 1 trên trang web truy vấn là số 1, không bị trùng lặp với bên khác.
Heading 1 - Kiểm tra số lượng ký tự thẻ H
Heading 1 – Kiểm tra số lượng ký tự thẻ H

Images – Thực hiện tối ưu tất tần tật ảnh trong web

Để bắt đầu tiến hành check, bạn hãy nhấp vào tab “Images” trong công cụ. Sau đó, bạn sẽ thấy một list cung cấp tất cả số lượng ảnh trên địa chỉ web. Tại đây, người dùng có thể xem tất cả forms như dung lượng ảnh, chỉ số liên kết đang được chứa hình ảnh đó trên trang website,… Bạn nên tối ưu hóa hình ảnh đó chính là luôn giữ ảnh mà người dùng khi đăng tải lên website nhỏ hơn kích thước tối đa 100Kb. Tại tool tiện ích như Screaming Frog SEO Spider, chúng ta có thể kiểm tra tất tần tật những loại hình ảnh nào đang gây ra hiện tượng chậm cho trang web của mình. 

Để mọi việc trở nên đơn giản hơn, người sử dụng có thể dùng filters và lựa chọn “Quá 100Kb” để lọc riêng ra các ảnh nào đang có dung lượng lớn hơn 100Kb thôi nhé. Ngoài tính năng check list dung lượng của ảnh, mục “Images” của phần mềm Screaming Frog còn đem đến thêm cho người quản trị web một thông tin vô cùng quan trọng. Đó là nội dung thể mô tả của hình ảnh. Nó hiển thị ra cho chúng ta biết tệp hình ảnh nào đang bị thiếu thẻ mô tả ảnh hoặc có thẻ mô tả đang bị dài hơn 100 ký tự.

Page Titles – Kiểm tra tiêu đề trang của những post trên website

Cuối cùng, chúng ta sẽ tiến hành thao tác với mục “Page Titles” trong phần mềm này. Tại đây, mọi người sẽ xem được tất tần tật những vấn đề đang gặp phải cũng như đang hiển thị với tiêu đề website. Tất cả nội dung về dữ liệu sẽ được show tại phần “Bộ lọc” hoặc ở phần “Tổng quan”. Khi nhấp vào phần này, người dùng sẽ thấy thông tin về những title, cụ thể như sau:

  • Missing: Page này báo bị thiếu tiêu đề
  • Duplicate: Bị trùng lặp tiêu đề giữa page này và page khác.
  • Multiple: Xuất hiện 1 page có nhiều hơn 1 title.
  • Over 60 characters: Tiêu đề của page bị dài hơn quy định là 60 ký tự.
  • Below 30 characters: Tiêu đề rất ngắn, ngắn hơn 30 ký tự, cần cải thiện.
  • Over 555 Pixels: Pages title đang show quá dài, con số đã vượt hơn hơn 555 pixel.
  • Same As H1: Thẻ H1 và title nên khác nhau, tại đây chúng đang gần như giống nhau rồi.
  • Below 200 Pixels: Quy định hiển thị không được bé hơn 200 pixels.
Page Titles – Kiểm tra tiêu đề trang của những post trên website
Page Titles – Kiểm tra tiêu đề trang của những post trên website

Kết luận

Vậy là chúng tôi đã chia sẻ đầy đủ tới bạn đọc cách sử dụng 5 tính năng nổi bật của công cụ Screaming Frog thật chi tiết và đơn giản đã được Jun88 chia sẻ. Hy vọng rằng mọi người đã tích lũy cho mình được những thông tin cần thiết. Chúc các bạn quản trị trang website thật thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *